Không còn nỗi lo về bệnh hoại tử gan tụy trên tôm

CÔNG TY THUỐC THÚ Y THỦY SẢN  VISA PHARMA

Tư vấn kỹ thuật:

0944.595.789

 

Bán hàng:

0973.338.738

Tin tức & sự kiện

Không còn nỗi lo về bệnh hoại tử gan tụy trên tôm

Bệnh hoại tử gan tụy trên tôm khiến cho tôm chết sớm, dẫn đến năng suất giảm, gây thất thu cho người nông dân.

Bệnh hoại tử gan tụy trên tôm là gì?

Bệnh hoại tử gan tụy trên tôm (AHPND) hay còn gọi là Hội chứng tôm chết sớm (EMS). Hội chứng liên quan đến quản lý môi trường ao nuôi tôm, được gây ra bởi nhóm vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus.

Dựa vào kinh nghiệm và những thông tin có sẵn, các nhà nghiên cứu đã đưa ra cách  quản  lý  toàn diện để đối phó với EMS/AHPND. Quản lý tốt môi trường nuôi tôm ổn định và  tối  ưu. Cải thiện sức khỏe tôm nuôi bằng cách tối ưu hóa chất dinh dưỡng và bổ sung các chất hỗ trợ  hệ  miễn  dịch. Hạn chế sự hiện diện của virus và vi khuẩn độc hại, ngăn chặn các vi khuẩn cơ hội xâm nhập ở từng
giai đoạn nuôi của tôm.

Nguyên nhân gây ra bệnh hoại tử gan tụy trên tôm

Nguyên Nhân Do Nhóm Vi Khuẩn Cơ Hội Vibrio

Các yếu tố có tác động xấu đến  môi  trường  và tạo điều kiện cho bệnh bùng phát như  dinh dưỡng và quản lý thức ăn, an toàn sinh học, sức khỏe tôm. Đặc biệt là quản lý quần thể vi  sinh  vật  trong ao nuôi. Dẫn đến sự bùng phát của nhóm vi khuẩn cơ hội Vibrio, trong đó có tác nhân  gây  bệnh là vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus.

Tôm bệnh chết trong giai đoạn sớm từ 7 – 35 ngày thả nuôi, tuy nhiên tôm cũng bị bệnh này vào các giai đoạn 35 – 60 ngày tuổi. Bệnh thường diễn ra vào mùa mưa nhiều hơn mùa nắng.

Nguyễn Nhân Do Môi Trường Ao Nuôi Tôm Bị Nhiễm Bẩn

Bệnh xảy ra nặng hơn nếu môi trường ao nuôi xấu. Nguyên nhân do nền đáy ao cũ ở vùng có phèn, ôxy hòa tan thấp. Do sử  dụng  thuốc trừ sâu diệt giáp xác (dư lượng độc tố cypermethrine và deltamethrine  ảnh hưởng xấu đến chức  năng  gan  tụy). Ao không gây được tảo hay màu nước không ổn định, thời  tiết biến động mạnh. Ao phát sáng hay áp lực dịch bệnh cao (các ao xung quanh xuất hiện tôm chết).

Hội chứng này cũng thường bùng  phát  ở  những  vùng  ao  nuôi  thâm  canh có sự tích lũy phospho cao (chẳng hạn như ao nuôi tôm chân trắng cho ăn nhiều thức ăn, ao nuôi cho  ăn dư thừa …). Cần nhớ rằng, hàm lượng phospho trong thức ăn không được tôm hấp thu hoàn toàn. 80% lượng phospho có trong thức ăn sẽ bị thải  ra  môi  trường  ngoài. Nếu không được chuyển sang dạng dễ hấp thu trong đường ruột tôm.
Trong  khi đó tôm chân trắng lại cần phải cho ăn một lượng rất lớn hàng ngày vì được nuôi thâm canh mật độ cao.

Triệu chứng của bệnh hoại tử gan tụy trên tôm

  • Thường xảy ra trong tháng nuôi đầu, tôm còn nhỏ nên khó phát hiện.
  • Tôm bệnh bơi lờ đờ, tấp mé bờ, nhiều trường hợp tôm rớt đáy rất nhanh.
  • Gan tụy sưng, nhũn, nhạt màu, hoặc gan teo (gan chai), sậm màu. Gan tụy không còn các giọt dầu và bị phá hủy do nhiễm khuẩn.
  • Vỏ mềm, ruột ít hoặc không có thức ăn, nếu tôm thẻ thường kèm đục cơ.

Gan tụy tôm chuyển sang màu vàng

Gan tụy tôm nhũn và bở

Cách phòng bệnh: 

- tôm sau khi thả được 10 ngày nên trộn  sản phẩm FORLIEVR có chứa betaglucan cho tôm ăn ngày 1 lần, cho ăn liên tục đên khi tôm được 30 ngày tuổi.

- từ ngày 30 trở đi nên trộn HEPNIC với liều 5ml/kg thức ăn để bảo vệ gan tôm, và đào thải các độc tố trong gan.

Cách trị bệnh:

- ngưng cho tôm ăn 1-2 ngày, chỉ tập trung vào xử lý môi trường nước bằng  sản phẩm TRIZIN với liều 1kg/ 1000m3 nước, 2 ngày sau cấy men visinh vào môi trường nước, rôi bắt đầu cho tôm ăn với lượng thức ăn khoảng 30-40% thức1 ăn( có trộn kháng sinh) so với khi chưa bệnh.

 

Liên kết website
CÔNG TY THUỐC THÚ Y THỦY SẢN VISA PHARMA

Địa chỉ: 182 đường TX 22,  P.Thạnh Xuân, Quận 12, TP.HCM

Email: visapharmacy@gmail.com

Tel:  0286.6652.1234 - 0973.338.738 - 0944.595.789

©Copyright by VISA PHARMA Skype Facebook Google + Twitter 229646 Online : 102

Hotline